Tăng like

Tăng like
Tăng like

Recent Post

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014
Dân công sở lùng đặc sản biếu Tết sếp

Dân công sở lùng đặc sản biếu Tết sếp

Kinh tế khó khăn, dân mặc đồng phục công sở đổ xô săn lùng đặc sản các vùng miền làm quà biếu Tết sếp và họ hàng thay vì những món quà xa xỉ như rượu ngoại, bánh kẹo, hoa quả nhập khẩu như mấy năm trước.

Đặc sản vùng cao lên ngôi

Tết năm nay bị giảm lương, giảm thưởng, gia đình chị Thúy (Mỹ Đình, Hà Nội) phải cắt giảm nhiều khoản chi tiêu cho Tết. Nhưng riêng khoản quà biếu sếp và họ hàng thì vẫn phải có vì “năm nào cũng biếu, chẳng lẽ năm nay không”. Chị chỉ còn cách chọn mua quà phù hợp với quỹ tiền mình có.

“Năm nào mình cũng dành khoảng 30% tổng tiền tiêu Tết cho khoản quà biếu Sếp và họ hàng. Năm nay thu nhập kém nên 30% chỉ được 7 triệu thôi. Tính biếu sếp mình 1,5 triệu, sếp chồng 1,5 triệu, cô giáo con 500 ngàn, còn 3,5 triệu cho quà nội ngoại, họ hàng. Vào siêu thị thấy giỏ quà vài trăm đến 1 triệu lèo tèo quá nên thôi.


Hạt dẻ rừng Sa Pa là món đặc sản được nhiều người chọn làm quà biếu Tết. (Ảnh K.Minh)

Thấy sếp mình (là nữ) đang hỏi nơi mua thịt trâu gác bếp để ăn Tết, mình mới nảy ra là mua biếu sếp luôn. Mình tìm mua của một bạn trên mạng chuyên bán đặc sản Lào Cai nên mua số lượng nhiều được giảm giá, loại ngon là 750 ngàn/kg. Biếu sếp mình 1kg thịt trâu gác bếp + 2 kg hạt dẻ, tính ra chỉ hết 850 ngàn. Sếp chồng biếu 1 kg thịt trâu + 2 lít rượu San Lùng cũng đặc sản Lào Cai hết 900 ngàn. Cô giáo con và họ hàng nội ngoại mình cũng biếu mỗi nhà 0,5kg + hộp bánh mứt. Thịt trâu khô nên ăn dôi lắm, gói gém đẹp đẽ nhìn cũng chả thua kém gì giỏ quà mua siêu thị”, chị chia sẻ.

Tính ra quà biếu của chị chỉ ngốn hết 6,2 triệu đồng, ít hơn so với quỹ dành cho khoản này là 7 triệu. “Phần thừa dành nhà mình ăn Tết luôn”, chị chia sẻ.

Anh Hoàng diện dong phuc cong so (Đống Đa, Hà Nội) cũng đang nhờ người tìm mua lợn cắp nách để dùng vào dịp Tết này. Anh tính nếu mua được, cận Tết sẽ nhờ người mổ, rồi biếu sếp một nửa, một nửa giữ lại gia đình mình dùng luôn.

“Sếp mình là người sành ăn nên nếu mua được lợn mán thật biếu sếp thì sếp thích lắm. So với chai rượu ngoại và quà bánh nhập khẩu năm ngoái thì chi phí cho khoản quà biếu này chỉ bằng 2/3”, anh cho biết.

Chị Hoa (quê Lào Cai, làm việc ở Hà Nội) cho biết năm nào bố mẹ chị cũng làm thịt lợn gác bếp và lạp xưởng để ăn Tết. Thấy nhiều người hỏi mua thực phẩm này để ăn Tết, chị liền gọi điện về nhà bảo bố mẹ làm nhiều hơn mọi năm để bán luôn.


Thấy nhiều người hỏi mua lạp xưởng, thịt lợn gác bếp ăn Tết, chị Hoa nảy ra ý định kinh doanh (Ảnh nhân vật cung cấp)

“Định bán thử Tết này xem sao, không ngờ vừa rao các chị cơ quan mình đã đặt hàng hết. Năm sau có khi cận Tết nhận đặt hàng sớm cho bố mẹ làm để kiếm thêm thu nhập”, chị chia sẻ.

Theo tìm hiểu của PV, các món ăn đặc sản vùng cao như thịt trâu gác bếp, thịt lợn mán, lạp xưởng,…là những món được nhiều người săn tìm trong những ngày cận Tết. Ngoài ra, đặc sản của các vùng miền, các món ẩm thực nổi tiếng như cá kho làng Vũ Đại, chả mực Quảng Ninh, nước mắm cao đạm Phú Quốc, nem chua nướng Thanh Hóa, hạt dẻ rừng Sa Pa…cũng được nhiều người quan tâm khi lựa chọn quà biếu Tết.

Quà quê mà vẫn sang

Nắm bắt được tâm lý khách hàng và xu hướng quà Tết năm nay, nhiều cửa hàng chuyên bán đặc sản các vùng miền cũng chú tâm vào khâu quảng bá và đóng gói sản phẩm để thu hút người tiêu dùng.

Chị Dương, bán thịt trâu sấy, thịt trâu gác bếp Lào Cai cho biết, bình thường chị chỉ đóng túi nilong hoặc bọc giấy báo cho khách mua lẻ. Nhưng dịp Tết này nhiều người hỏi hộp để mang đi biếu tặng, nên chị cũng mua hộp về để ai có nhu cầu thì đóng. “Quà biếu nên người ta trọng hình thức”, chị nói.

Tâm lý của những người đi tặng quà thường cho rằng quà biếu sếp thì phải đắt, sang trọng mới phù hợp với “vị thế” của sếp. Tuy nhiên, những người được nhận quà lại nghĩ khác.
“Trong số những món quà chồng tôi được biếu năm ngoái, tôi thích nhất là quà của một người quê miền núi phía Bắc thì phải, một con gà, 3 kg gạo nếp nương và 1 kg hạt dẻ cười. Tính ra thì chả bằng bao nhiêu so với chai rượu ngoại hay giỏ quà đầy bánh kẹo nhập khẩu của những người khác nhưng tôi vẫn thích hơn. Các món đó vừa dân dã, vừa ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm”, chị Hiền (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ.

Theo K.Minh (VietNamNet)
Cùng mix lại đồng phục công sở từ những món đồ cũ

Cùng mix lại đồng phục công sở từ những món đồ cũ

Sơ mi trắng, quần âu và chân váy đồng phục công sở quen thuộc, trở lên hiện đại, phong cách hơn hẳn, chỉ với một vài thay đổi nhỏ trong cách mix đồ.


Khác với áo khoác dạ, áo khoác len tạo cảm giác mềm mại và nữ tính. một chiếc áo khoác len nữ dáng dài khoác ngoài cặp đôi sơ mi trắng + quần âu hay sơ mi trắng cùng chân váy quen thuộc tạo cảm

Thêm điểm nhấn với thắt lưng to bản:

Cặp đôi áo len + sơ mi cài kín cổ bắt cặp cùng chân váy đang dần trở thành gương mặt quen để mix thành đồng phục công sở của thời trang chốn văn phòng. Nàng có thể xông xênh thoải mái mà vẫn thanh lịch với cách kết hợp này nhưng nếu muốn trông gọn gàng và nữ tính hơn đừng ngại nhấn nhá với chiếc thắt lưng to bản. Nhưng hãy lưu ý đến tỉ lệ giữa áo len và chân váy để tránh thành cô nàng nấm lùn và lôi thôi: Hãy chọn áo len dáng dài kèm thắt lưng ngan eo với 1 chiếc chân váy mini ngắn để khoe được đôi chân và gọn gàng hơn.


Nàng có thể xông xênh thoải mái mà vẫn thanh lịch với cách kết hợp này nhưng nếu muốn trông gọn gàng và nữ tính hơn đừng ngại nhấn nhá với chiếc thắt lưng to bản.


Nhưng hãy lưu ý đến tỉ lệ giữa áo len và chân váy để tránh thành cô nàng nấm lùn và lôi thôi: Hãy mix dong phuc cong so áo len dáng dài kèm thắt lưng ngan eo với 1 chiếc chân váy mini ngắn để khoe được đôi chân và gọn gàng hơn.


Thời trang công sở mềm mại, phóng khoáng hơn:

Khác với áo khoác dạ, áo khoác len tạo cảm giác mềm mại và nữ tính, một chiếc áo khoác len nữ dáng dài khoác ngoài cặp đôi sơ mi trắng + quần âu hay sơ mi trắng cùng chân váy quen thuộc tạo cảm giác mới lạ hơn, sành điệu và hiện đại. Mặc chiếc áo như thế này, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều và không còn lo lắng rằng chiếc áo khoác to sụ sẽ làm bạn trông già đi




Áo khoác len dáng dài mềm mại tạo cảm giác xông xênh, phóng khoáng hơn.



Mặc áo khoác len, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều và không còn lo lắng rằng chiếc áo khoác to sụ sẽ làm bạn trông già đi.



 Mềm hóa chiếc quần âu với len peplump:

Trẻ trung, tươi tắn nhưng vẫn rất thanh lịch, những chiếc áo peplump với phần gấu xòe tròn điệu đà không những giúp nàng diện quần âu trông mềm mại, nữ tính hơn mà còn có được vòng eo "thắt đáy lưng ong", dễ dàng giấu đi phần bụng dưới chẳng mấy thon gọn. Tuy nhiên, Nổi bật với phần thân xòe nữ tính khá cầu kì và khó mặc hơn những chiếc áo len khác, bạn nên chọn diện cùng những chiếc quần âu gọn gàng đem lại sự cân xứng khi nhìn vào tổng thể.


Trẻ trung, tươi tắn nhưng vẫn rất thanh lịch, những chiếc áo peplump với phần gấu xòe tròn điệu đà không những giúp nàng diện quần âu trông mềm mại, nữ tính hơn mà còn có được vòng eo "thắt đáy lưng ong", dễ dàng giấu đi phần bụng dưới chẳng mấy thon gọn.



Tuy nhiên, Nổi bật với phần thân xòe nữ tính khá cầu kì và khó mặc hơn những chiếc áo len khác, bạn nên chọn diện cùng những chiếc quần âu gọn gàng đem lại sự cân xứng khi nhìn vào tổng thể.


www.xaluan.com
Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014
25 lao động nhà máy xử lý nước thải “bơ vơ”?

25 lao động nhà máy xử lý nước thải “bơ vơ”?

Sau khi được Công ty cổ phần quản lý và phát triển hạ tầng đô thị Vinh tuyển dụng, điều chỉnh để chuẩn bị cho việc vận hành nhà máy xử lý nước thải, 25 lao động đang phải “bơ vơ” vì vướng mắc trong chuyển giao nhà máy đi vào hoạt động.


Nhà máy xử lý nước thải TP Vinh 

Nhập nhằng quản lý, vận hành nhà máy

Ngày 3/1/2014, Văn phòng báo Dân trí thường trú tại Nghệ An nhận được đơn “kêu cứu” của 25 lao động Công ty cổ phần quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh (INFRAVI) phản ánh, hơn 1 năm qua, do nhà máy xử lý nước thải TP Vinh hoạt động “cầm chừng” nên nhiều người phải tạm nghỉ việc.

Trong số 25 lao động này có những người người là thạc sỹ, kỹ sư giỏi mới ra trường được INFRAVI điều chuyển, tuyển dụng và được cấp kinh phí ra Hà Nội để các chuyên gia châu Âu đào tạo, cấp chứng chỉ nhưng vẫn “phấp phỏng” lo mất việc.

Đơn “kêu cứu” của 25 lao động Công ty cổ phần quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh (INFRAVI) gửi tới PV Dân trí tại Nghệ An.

Theo tìm hiểu của PV Dân trí, Dự án thoát nước và xử lý chất thải giai đoạn 1 của TP Vinh (Nghệ An) được khởi công tháng 9/2009, gồm các hạng mục: Hệ thống mương và giếng tách, hệ thống truyền tải, các trạm bơm và nhà máy xử lý nước thải công suất 25.000m3/ngày đêm (đóng tại xã Hưng Hòa, TP Vinh).

Dự án có tổng kinh phí 386 triệu đồng từ nguồn vốn vay ODA do ngân hàng Tái thiết CHLB Đức (KfW) tài trợ. Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ đảm nhận việc thu gom xử lý nước thải khu vực phía Nam TP Vinh với công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn châu Âu.

Ngày 14/12/2012, phía nhà thầu xây lắp là Công ty SFCU cùng đại diện UBND TP Vinh, Sở, ban ngành và đại diện công ty INFRAVI đã tiến hành nghiệm thu, bàn giao công trình.

Ngày 16/1/2013, Chủ tịch UBND TP Vinh đã có quyết định bàn giao tài sản là he thong loc nuoc, xử lý nước thải trong đó có Nhà máy xử lý nước thải cho Công ty INFRAVI quản lý, vận hành và bảo dưỡng. Thế nhưng, dù đã hoàn thành hơn một năm nhưng hoạt động của nhà máy xử lý nước thải vẫn “cầm chừng”.

Nhà thầu chưa chuyển giao công nghệ nên 25 lao động của công ty INFRAVI vẫn "bơ vơ"

Ông Đặng Quang Thông, người được giao quản lý nhà máy xử lý nước thải cho biết: “Đơn vị đã nhận bàn giao tất cả các hạng mục. Đối với hạng mục trạm bơm và tuyến ống áp lực, công ty đã vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, khắc phục những sự cố trên hệ thống, bảo đảm trạm bơm hoạt động 8 giờ/ngày, an toàn. Tuy nhiên, hiện tại nhà thầu SFCU vẫn chưa chuyển giao công nghệ và vận hành mà họ vẫn đang đảm nhận vận hành theo phương thức cầm chừng để nuôi hệ thống men vi sinh”.

Ông Nguyễn Sỹ Diệu - Trưởng Ban quản lý dự án đầu tư và Xây dựng TP Vinh cũng thừa nhận, đến nay he thong loc nuoc, xử lý nước thải đang hoạt động cầm chừng. Nguyên nhân là do vướng mắc ở khâu bàn giao giữa nhà thầu xây lắp và đơn vị quản lý. Về mặt hồ sơ thì nhà thầu đã bàn giao cho công ty INFRAVI nhưng trên thực tế thì hơn 1 năm nay nhà thầu xây lắp SFCU vẫn đang vận hành.

“Giam lỏng”…kỹ sư, thạc sỹ?

Tháng 7/2012, để chuẩn bị cho việc bàn giao dự án trên, Ban quản lý dự án Đầu tư và xây dựng TP Vinh đã có văn bản gửi công ty INFRAVI, đề nghị chuẩn bị bố trí nhân lực để vận hành.

Tiếp đó, công ty INFRAVI đã tuyển dụng, điều chuyển 25 người trong đó có 4% là thạc sỹ, 28% là kỹ sư…Số lao động này đã được UBND tỉnh cấp kinh phí để tiếp tục đào tạo, phục vụ dự án, một số được cử ra Hà Nội học với chuyên gia Đức và được cấp chứng chỉ châu Âu.

Ông Bùi Đức Lộc - Giám đốc Công ty INFRAVI cho biết: “Sau khi được đào tạo xong, 25 lao động được cử xuống nhà máy để vận hành. Tuy nhiên, do nhà thầu SFCU chưa bàn giao nên hơn 1 năm nay công việc của những lao động này chỉ xuống nhà máy chỉ để…“quan sát, học hỏi”!

Chị Thái Thị Thanh đang làm việc ổn định ở Công ty INFRAVI gần 10 năm nay thì được công ty bố trí xuống nhà máy để làm việc. Những tưởng, nơi làm việc mới sẽ tốt hơn nhưng từ tháng 5/2013 đến nay chị đang phải tạm nghỉ việc và lâm vào cảnh “đi cũng dở, ở không xong”. “Sau khi tôi đi xuống nhà máy làm việc được một thời gian ngắn thì tôi phải nghỉ việc giữa chừng. Giờ muốn về công ty làm việc cũng không được vì chỗ mình đi đã có người khác thay thế rồi”, chị Thanh bức xúc.

Được tuyển dụng, điều chuyển và cấp kinh phí đi học nhưng 25 lao động của INFRAVI đứng trước nguy cơ mất việc. 

Cùng chung hoàn cảnh với chị Thanh, kỹ sư môi trường Trần Văn Hoàng cho biết: “Sau khi ra trường, năm 2010, tôi được công ty INFRAVI nhận công tác. Đến tháng 10/2012 tôi được công ty giao xuống nhà máy để làm việc. Do nhà máy chưa được bàn giao nên xuống đây chúng tôi cũng xem và học là chủ yếu. Hơn nữa được bố trí công việc mới nhưng lương thì chỉ được ứng trước thôi. Tuy nhiên, từ tháng 5/2013 đến nay tôi đang phải tạm nghỉ việc không lương. Giờ chúng tôi cũng không biết công việc của mình sẽ như thế nào nữa”.

Trong khi công việc của 25 lao động này đang “bấp bênh” thì ngày 10/10/2013, UBND tỉnh Nghệ An lại có thông báo kết luận: “Giao cho UBND TP Vinh ký hợp đồng 1 năm với công ty SFCU để tiếp tục vận hành nhà máy”. Ngày 26/12/2013, UBND TP Vinh cũng đã có văn bản chỉ đạo phòng Tài chính - kế hoạch tham mưu để UBND TP Vinh ký hợp đồng trực tiếp với công ty SFCU để vận hành 1 năm. 

Ông Đặng Quang Thông - Chủ tịch Công đoàn Công ty INFRAVI cho biết: “Chúng tôi mới nhận được đơn kiến nghị của 25 lao động được công ty bố trí làm việc tại nhà máy xử lý nước thải. Theo tôi, công ty đã tuyển dụng và nhà nước bỏ tiền ra để tiếp tục đào tạo họ nhưng giờ công việc của họ lại bấp bênh. Các ngành liên quan cần sớm giải quyết dứt điểm việc bàn giao nhà máy và cũng sớm giải quyết công việc cho những người lao động đã được tuyển dụng”.

Trả lời câu hỏi, vì sao đã bàn giao cho Công ty INFRAVI quản lý nhưng lại để cho SFCU vận hành? Ông Lê Quốc Hồng, Chủ tịch UBND TP Vinh cho biết: “Nguyên tắc thì đơn vị nào quản lý tài sản thì phải vận hành. Nhưng tỉnh chỉ đạo nên thành phố ký để SFCU vận hành 1 năm”. Còn theo giám đốc INFRAVI Bùi Đức Lộc, mọi việc công ty đang chờ UBND TP Vinh, UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết.

Nguyễn Duy - Doãn Hòa - Dân Trí
Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014
Choáng với mốt ăn mặc của học sinh thời nay

Choáng với mốt ăn mặc của học sinh thời nay

Trang phục hở hang quá đà, áo dài mỏng te khiến hình ảnh của một bộ phận teen trở nên xấu xí.


Kiểu áo trễ ngực cũng gây phản cảm không kém.


Bức ảnh này xuất hiện trên mạng xã hội gần đây gây không ít xôn xao. Trong trang phục khoét nhiều lỗ phía sau lưng để lộ cả nội y, nữ sinh vẫn vô tư trong giảng đường khiến nhiều người nhức mắt. Nữ sinh này bị cộng đồng mạng "ném đá" vì thiếu ý thức trong cách ăn mặc khi đến trường.


Dù là vô tình hay cố ý, kiểu "thời trang" này cũng cực kỳ phản cảm.


Đồng phục thường ngày đã bị biến tấu hở hang như thế này. "Thật là tội nghiệp cho những người bạn ngồi sau khi phải chứng kiến cảnh tượng này", Hoa Candy bình luận.


Thời trang mỏng tang, xuyên thấu của nữ sinh.


Mốt "chiếc quần biến mất" rõ là gợi cảm nhưng không hề phù hợp trong trường học, dù là sinh viên hay học sinh.


Viết lưu bút ở những chỗ nhạy cảm trên cơ thể.


Áo dài cũng được học trò vô tư đùa nghịch.



Pokemon Lynh bình luận: "Nhìn bức ảnh này thật sự mình không tin đây là nữ sinh Việt. Dẫu biết đây chỉ là trò đùa nhưng việc bạn đang mặc trên người chiếc áo dài nhưng lại có những hành động phản cảm như vậy thì khó chấp nhận được".


Hình ảnh khiến nhiều người lắc đầu ngán ngẩm.


Nhiều bạn trẻ tự làm xấu bản thân vì những bức ảnh như thế này.

ST
Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014
Hệ lụy từ điện thoại đối với học sinh

Hệ lụy từ điện thoại đối với học sinh

Không chỉ có chức năng gọi hay nhắn tin, với chiếc điện thoại động (ĐTDĐ) được kết nối mạng, các em có thể chơi game, kết nối facebook, tải và nghe nhạc...


Học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học.

ĐTDĐ đang lấy đi khá nhiều quỹ thời gian học tập, sự tập trung của các bạn diện đồng phục học sinh. Tình trạng học sinh sử dụng ĐTDĐ đi kèm những hệ lụy phát sinh đang là hồi chuông báo động đối với gia đình, nhà trường và xã hội.

Trào lưu sử dụng ĐTDĐ trong học sinh bắt đầu từ khoảng 5 năm trở lại đây. Mới đầu chỉ phổ biến ở học sinh THPT và gần đây, học sinh tiểu học cũng sử dụng. Trao đổi với nhiều phụ huynh về việc trang bị cho con ĐTDĐ khi tới trường, phần lớn đều cho rằng, ĐTDĐ sẽ giúp phụ huynh tiện liên lạc, trao đổi trong quá trình đưa đón con em. Đồng thời, ĐTDĐ cũng hữu ích trong việc kiểm soát thời gian học tập cũng như sinh hoạt của các em khi cha mẹ không ở bên... Tuy nhiên, học sinh đã và đang sử dụng ĐTDĐ với mục đích và ý thức không đúng mong muốn của cha mẹ, chính điều này đã dẫn đến không ít hệ lụy.

Chị Nguyễn Thị Hồng Vân có con học ở Trường THCS Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Gia đình cho cháu sử dụng ĐTDĐ chủ yếu để tiện việc liên lạc đưa đón đi học. Chính vì vậy, chỉ mua máy có chức năng phục vụ việc nghe, gọi chứ không mua máy hiện đại để con có thể sử dụng các tính năng khác”. Chị Hồng Vân là một trong số ít phụ huynh nhận thức được vấn đề lợi và hại của học sinh khi sử dụng ĐTDĐ. Thực tế cho thấy, đa số phụ huynh đều không hiểu biết đầy đủ về công nghệ, tác hại của ĐTDĐ, cũng như có cách quản lý chặt chẽ con em mình. Nhiều gia đình chiều con, vẫn sắm cho con em mình những chiếc điện thoại hiện đại, đắt tiền, đầy đủ chức năng, như một điều kiện, khích lệ để con học tốt hơn... Điều đó có thể vô tình đẩy các em bước vào những cạm bẫy, tiếp cận cái xấu, gây mất an toàn khi sử dụng.

Cô Thái Thị Thu Hiền, giáo viên Trường THPT Cẩm Xuyên cho biết: “ĐTDĐ đang lấy đi khá nhiều quỹ thời gian học tập, sự tập trung của học sinh. Các em lén lút truy cập vào mạng trên ĐTDĐ trong giờ ra chơi, thậm chí trong giờ học cũng cắm đầu vào ĐTDĐ”. Từ ĐTDĐ hiện đại, các em dễ dàng truy cập vào những trang mạng đồi trụy, tải và xem phim, tranh ảnh xấu mà không bị bất kỳ sự kiểm soát nào. Nhiều em diện dong phuc hoc sinh còn tự quay và phát tán những hình ảnh không lành mạnh, thông tin chưa được kiểm soát của người khác và cả của chính mình để chia sẻ với các bạn trong lớp, trong trường, với cộng đồng mạng. Nhiều thầy cô giáo còn báo động một hiện tượng xuất hiện ngày càng nhiều, đó là tình trạng học sinh dùng ĐTDĐ như một công cụ để quay cóp, tìm tài liệu lời giải cho các bài văn, toán được giao về nhà, rồi cùng chuyển cho nhau chép.

Hiện nay, pháp luật không cấm học sinh sử dụng ĐTDĐ. Trong khi đó, ngành giáo dục cũng chỉ quy định cấm học sinh không được sử dụng ĐTDĐ trong giờ học. Vì vậy, nhà trường chỉ kiểm soát được việc sử dụng ĐTDĐ của học sinh trong thời gian lên lớp. Còn khi các em ra khỏi cổng trường, nhiệm vụ này hoàn toàn có thể bị bỏ ngỏ bởi không phải gia đình nào cũng có điều kiện để giám sát chặt chẽ.

Để hạn chế những mặt tồn tại, bất cập từ việc sử dụng ĐTDĐ, gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục ý thức học sinh khi sử dụng ĐTDĐ. Nhà trường cần đẩy mạnh giáo dục để các em thấy được sự nguy hại của ĐTDĐ nếu không được sử dụng đúng mục đích. Thầy cô cũng nên hướng dẫn học sinh biết về văn hóa giao tiếp qua điện thoại. Với các bậc phụ huynh, chỉ nên trang bị ĐTDĐ cho con khi thực sự cần thiết.

Gia đình dù có điều kiện cũng nên sắm cho con mình loại ĐTDĐ chủ yếu phục vụ mục đích nghe - gọi, hỗ trợ việc liên lạc, trao đổi thông tin. Bởi vì ở lứa tuổi của các em, tư duy, tính cách hình thành chưa đầy đủ, dễ bị tác động bởi các ngoại lực xấu. Việc sử dụng ĐTDĐ ở độ tuổi của các em giống như con dao hai lưỡi, nếu không biết cách có thể bị “đứt tay” bất cứ lúc nào.

xaluan.com

Giải Trí

Breaking News
Loading...
Quick Message
Press Esc to close
Copyright © 2013 2box1 All Right Reserved